Vì thế, thay vì chờ đợi một sự cảm thụ, đồng cảm của người xem đối với tác phẩm của mình thì người dự thi lại từ đây nghĩ ra đủ mọi cách thức để thu hút được nhiều lượt bình chọn, ngồi hàng giờ liền trên mạng để chia sẻ link, tag bạn bè, vận động thật nhiều người quen ủng hộ. Rồi lại có thêm những người nghĩ ra cách kiếm được tiền từ việc bán like. Khác với trào lưu lập fanpage rồi bán lại, những người buôn like cho các cuộc thi thường đưa ra gói “5.000 like người Việt”, hoặc “1.000 like ảnh trong các cuộc thi” rồi báo giá từ 750.000 đồng đến 1 triệu đồng. Việc bán “like” được chào trên tất cả các trang mạng xã hội, các cuộc thi ảnh online, thậm chí trên cả Google+, Youtube. Và thế là có một cuộc đua hỗn loạn và không cân sức. Ai gửi bài sớm, vận động nhiều hoặc xa hơn là mua like hoặc sử dụng một vài phần mềm tiện ích để tạo like ảo thì sẽ dành được chiến thắng. Còn những người chất phác luôn tin vào chất lượng của tác phẩm thì cầm chắc phần thua. Điểm mặt lại các cuộc thi trên mạng xã hội, có thể thấy phần lớn đều nhằm vào việc PR tên tuổi và quảng cáo sản phẩm cho chính đơn vị tổ chức. Chưa kể, khi tham gia thi và vận động bình chọn, bạn đã vô tình trở thành người quảng bá hình ảnh cho sản phẩm, đơn vị tổ chức và nhà tài trợ. Bằng cách chia sẻ link đi khắp nơi, bạn đã giúp cho trang web hay fanpage của ban tổ chức tăng lượt truy cập và đứng đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm của google. Thông thường, sau mỗi cuộc thi số lượng thành viên và lượt like của các trang web hay fanpage này tăng lên một cách chóng mặt. Ban tổ chức cuộc thi chẳng mất gì. Cái mất ở đây chính là ý nghĩa của một cuộc thi thực sự đã không còn mà đã trở thành các cuộc đua… like không hơn không kém. NGỌC UYỂN Dịch vụ cung cấp chữ ký số VNPT - CA |
0 Nhận xét